Cơ Chế Thứ Tự Thi Triển và Luật Tiebreaker

Nếu theo dõi mục các câu hỏi thường gặp của chúng tôi, bạn hẳn đã biết bài phép sẽ được thi triển theo thứ tự trái qua phải, nhưng có một điều có thể bạn chưa biết đó là bài phép không phải là thứ duy nhất hoạt động theo thứ tự. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thứ tự hành động.

Như đã nhắc tới từ trước, hầu hết mọi thứ trong Runeterra đều diễn ra theo thứ tứ trái qua phải. Bài quân ở ngoài cùng bên trái sẽ tấn công đầu tiên và lá bài Từ Chối ở ngoài cùng bên trái là lá bài được thi triển đầu tiên.

Tuy nhiên, trong trường hợp một bài phép hoặc hiệu ứng có thể chọn nhiều lá bài với cùng thông số làm mục tiêu, sẽ có cơ chế riêng cho cách mà bài phép hoặc hiệu ứng đó được thi triển. Ví dụ, một bài quân chọn kẻ địch Yếu nhất làm mục tiêu sẽ ưu tiên bài quân có sức mạnh thấp nhất, sau đó tới máu thấp nhất. Nếu cả hai thông số này đều giống nhau, mục tiêu sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào tiêu hao thấp nhất. Nếu không thể tìm được mục tiêu do tất cả các thông số đều trùng, bài quân sẽ bị chọn làm mục tiêu theo thứ tự trái qua phải. Đây là gọi là Luật Tiebreaker.

Đôi khi việc bài quân nào gây bao nhiêu sát thương lên đâu có thể trở nên khá phức tạp. Nếu cảm thấy không chắc chắn về kết quả của các đòn đánh, hãy sử dụng ngay Mắt Tiên Tri để không cần phải đoán già đoán non nữa. 

Bài Trên Tay

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những yếu tố cơ bản, giờ đây hãy xem cụ thể cách cơ chế này hoạt động với bài trên tay bạn:

arena_bookie.webp
zed.webpshadowshift.webp

Giả sử đây là bài trên tay của bạn (với Zed ở ngoài cùng bên trái) và Nhà Cái Đấu Trường đang ở trên bàn đấu. Khi bắt đầu vòng đấu mới, kỹ năng của Nhà Cái Đấu Trường sẽ loại bỏ lá bài có tiêu hao thấp nhất của bạn. Vì cả Zed lẫn Ảo Ảnh Bóng Đêm đều có 3 tiêu hao, và thông số duy nhất được cân nhắc trong trường hợp này là tiêu hao thấp nhất, nên đã có sự trùng thông số giữa Zed và Ảo Ảnh Bóng Đêm! Và kết quả là Zed bị loại bỏ.

Hãy để ý kỹ tới thứ tự các lá bài trên tay của bạn trước khi sử dụng một bài quân hoặc bài phép để không bị mất đi lá bài mà bạn muốn giữ.

Bài Trên Bàn Đấu

Bây giờ chúng ta sẽ xem cách cơ chế này hoạt động với bài trên bàn đấu:

sinister_poro.webpdaring_poro.webpaffectionate_poro.webp

Không, bạn không hề nhìn nhầm đâu! Chúng tôi đã triệu hồi không chỉ 1 mà tới 3 Poro để bảo vệ Nhà chính với hy vọng chúng sẽ khiến bạn nhụt chí mà đầu hàng! Những chú Poro này thậm chí còn sống sót qua cuộc tấn công từ những bài quân Cảm tử của bạn nữa. Vậy bây giờ bạn sẽ làm gì?

Rhasa.webp

Là một tay chơi bài gan dạ, bạn đã đáp trả bằng Rhasa Kẻ Phân Ly. Ái chà... Kỹ năng của Rhasa sẽ tiêu diệt hai bài quân yếu nhất của chúng tôi... Vì sức mạnh, máu, VÀ tiêu hao của những Poro đáng thương này đều như nhau, thứ tự hoạt động của kỹ năng sẽ được phân định dựa vào luật tiebreaker. Chúng tôi buộc phải nói lời từ biệt với Poro Nham Hiểm và Poro Táo Bạo (vì 2 bài quân này ở ngoài cùng bên trái). Thôi thì ít ra cũng vẫn còn Poro Tình Cảm.

Bài viết này có hữu ích không?